Ăn cay có tốt cho bà bầu không? đang là vấn đề được nhiều mẹ bầu rất quan tâm, nhất là khi nhìn thấy màu đỏ hấp dẫn của thức ăn cay, chắc hẳn mẹ khó lòng mà từ chối. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng việc ăn nhiều thức ăn cay nóng dễ khiến mẹ sinh non. Thực hư điều này ra sao? hãy đọc bài viết dưới đây nhé.
>>> Cách trị tiêu chảy tại nhà cho trẻ
Sự thay đổi hormone khi mang thai khiến mẹ bầu có khẩu vị rất thất thường, có mẹ sẽ thèm chua, có mẹ thèm ngọt và mẹ khác lại thèm ăn thức ăn cay nóng. Việc ăn cay khi mang thai không hoàn toàn có lợi, và cũng không hoàn toàn có hại như mẹ tưởng.
Ăn cay có tốt cho bà bầu không?
Chúng ta không thể nào kiểm soát được khẩu vị và sự thèm ăn của mình, tuy nhiên việc ăn cay cần được tiết chế để tránh những ảnh hưởng không tốt cho mẹ và bé.
– Mẹ ăn cay nóng, thức ăn có nhiều tiêu, ớt và gia vị thường xuyên càng làm cơn ốm nghén, nôn ói trở nên trầm trọng do hoạt động kích thích tiêu hóa gây ra.
– Các loại ớt cay nóng có chứa nhiều chất gây tê, việc mẹ ăn ớt nhiều hoặc thêm ớt vào thực đơn ăn uống mỗi ngày có thể khiến thai nhi chậm phát triển và làm tê liệt thần kinh.
– Ăn cay nhiều khi mang thai còn gây ra những hậu quả không tốt cho đôi mắt bé, ảnh hưởng đến thị giác khi bé chào đời.

– Người mẹ dễ bị tổn thương dạ dày và gây cản trở quá trình tiêu hóa, từ đó phát sinh những triệu chứng như tiêu chảy, táo bón và ợ nóng khi mang thai.
– Đặc biệt hơn, trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ ăn cay quá mức có thể dẫn đến co thắt tử cung – điều khiến nhiều mẹ lầm tưởng với các dấu hiệu chuyển dạ thật sự.
– Ăn cay khi mang thai dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt đến nội tiết tố trong cơ thể và gây nám da, nổi mụn do lượng nhiệt tăng cao trong người.
Ăn cay khi mang thai có khiến mẹ sinh non?
Có nhiều luồng ý kiến cho rằng việc bà bầu ăn cay trong thai kỳ sẽ làm tăng khả năng xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ sớm và sinh non. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có những dẫn chứng cụ thể chứng minh việc ăn cay khi mang thai ảnh hưởng đến việc sinh nở.
Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng thì sự thèm ăn cay của phụ nữ mang thai thường phát sinh từ sự thay đổi nội tiết tố, tạo cảm giác thèm ăn, hoặc do người mẹ đã quá ngán ngẩm với các món ăn dưỡng thai thường ngày.

Việc ăn cay khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ có thói quen ăn cay quá mức.
Trên thực tế, ở rất nhiều quốc gia trên thế giới thì việc ăn cay khi mang thai là bình thường. Việc sinh con vẫn không có vấn đề bất ổn, thậm chí đứa trẻ sinh ra còn có khẩu vị đa dạng và “dễ nuôi” hơn. Chính vì thế nên các món ăn cay nóng không phải là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu sinh non. Điều này chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như sức khỏe mẹ bầu, môi trường sống, điều kiện ăn uống, quá trình sinh hoạt và vận động trong thời gian mang thai.
Những lưu ý giúp mẹ đảm bảo an toàn khi ăn cay
Để việc ăn cay khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ sẽ cần lưu ý một số điều
Việc ăn cay khi mang thai quá mức sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nhất định đến mẹ bầu và thai nhi. Nhưng mẹ cũng đừng tiếc nuối quá mức, bởi các chuyên gia cũng cho rằng việc mẹ bầu ăn cay với mức độ vừa phải sẽ đem đến rất nhiều lợi ích. Và trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai cũng sẽ không cấm tuyệt đối việc mẹ ăn một loại thực phẩm nào. Những lợi ích mẹ sẽ nhận được từ việc ăn ớt là:
Ngon thì ngon nhưng bà bầu tuyệt đối không nên ăn những món “độc dược” sauNgon thì ngon nhưng bà bầu tuyệt đối không nên ăn những món “độc dược” sau Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu “không sai 1 ly” trong suốt thai kỳ:
– Trong quả ớt tươi có chứa đến 198mg vitamin C, vitamin B và các khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.
– Đối với những mẹ bầu ho, cảm khi ăn ớt đã qua chế biến giúp giải độc, ra mồ hôi và cơ thể lấy lại sức nhanh chóng.
– Những mẹ kén ăn, thiếu cân do nhiễm độc thai nghén thường dùng vị cay, nóng để tạo cảm giác thèm ăn, tăng cường tuần hoàn máu và làm đẹp da với lượng vitamin C dồi dào…
Để việc ăn cay khi mang thai không gây ra tác dụng tiêu cực thì trước khi chế biến, mẹ bầu cần loại bỏ hết hạt ớt để giảm đi độ cay và phòng tránh táo bón. Mẹ bầu cũng đừng quên tạo sự hài hòa cho cơ thể sau khi ăn cay bằng cách bổ sung thêm rau xanh, trái cây và nước lọc. Từ đó, các mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm về việc ăn cay sao cho thỏa mãn được vị giác mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình mang thai của mình.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp chị em có cái nhìn chính xác về vấn đề “Ăn cay có tốt cho bà bầu không?” để có 1 thai kỳ khỏe mạnh.