Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu không chỉ tìm hiểu các yếu tố nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng giúp con phát triển thể chất, trí tuệ như nên ăn gì, tập luyện như thế nào,… mà còn đặc biệt quan tâm đến các vấn đề tiêm phòng. Trong số đó, tiêm phòng uốn ván là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các mẹ, để chống lại nguy cơ nhiễm khuẩn trong suốt quá trình mang thai. Vậy lý do gì khiến các mẹ bầu cần phải tiêm phòng uốn ván? Bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy?… là những câu hỏi cần được giải đáp vô cùng chi tiết.
Nội Dung Bài Viết
TÓM TẮT BÀI VIẾT
- 1 Trước tiên, chúng ta cần biết Uốn ván là căn bệnh như thế nào và tại sao các mẹ bầu lại cần phải tiêm phòng uốn ván?
- 2 Bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy?
- 2.1 Với người chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin hoặc không rõ tiền sử tiêm, cần tiêm vắc xin theo lộ trình
- 2.2 Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản
- 2.3 Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản và đã tiêm 1 liều nhắc lại. Tiêm vắc xin theo lộ trình:
Trước tiên, chúng ta cần biết Uốn ván là căn bệnh như thế nào và tại sao các mẹ bầu lại cần phải tiêm phòng uốn ván?
Về căn bệnh Uốn ván: Uốn ván là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium Tetani là một loại trực khuẩn có độc tố mạnh và có khả năng gây bệnh. Đây là một trong những bệnh lý nhiễm trùng cấp tính gây nguy hiểm đối với con người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Bởi Vi khuẩn uốn ván có khả năng sinh sống ở môi trường bên ngoài, thậm chí ở nhiệt độ đun sôi trong thời gian dài vẫn không tiêu diệt hoàn toàn được loại vi khuẩn này. Trường hợp nhiễm trực khuẩn uốn ván là người có vết thương hở trên da, nhất là người phụ nữ trong quá trình chuyển dạ để sinh đẻ, hoặc trẻ sơ sinh thông qua con đường cắt dây rốn.
Chính vì vậy, tiêm phòng uốn ván sẽ giúp các mẹ tạo miễn dịch, nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng nguy hiểm của uốn ván với mẹ và thai nhi.
Trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu cần tiêm nhiều loại vắc – xin khác nhau để ngăn ngừa các bệnh như: sởi, quai bị, rubella,… Mỗi loại vắc xin, các bà mẹ đều có một liệu trình và thời điểm tiêm khác nhau theo đúng quy trình và thể trạng để đạt được hiệu quả tốt nhất, không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Đối với vắc-xin tiêm phòng uốn ván cũng vậy, bạn cần tiêm vào đúng thời điểm thích hợp trong thai kỳ. Nhiều mẹ bầu không tìm hiểu kỹ thông tin, không biết được tác hại và nguy cơ của việc không tiêm phòng dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
- Xem thêm: bà bầu ăn gì để con da trắng môi đỏ
Các vắc xin hiện nay được đưa vào tiêm cho các mẹ bầu đã được kiểm định là an toàn cho cả mẹ và bé, đồng thời tạo miễn dịch bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con trước và sau sinh trước những vi khuẩn xấu. Do đó, các mẹ bầu không nên quá lo lắng mà nên thực hiện việc tiêm phòng uốn ván cũng như các mũi tiêm phòng các căn bệnh khác theo đúng chỉ định của bác sỹ.
Bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy?
Theo thời gian tiêm phòng mà Bộ y tế đã ban hành trong Thông tư 38/2017/TT-BYT để hướng dẫn thực hiện như sau:
Với người chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin hoặc không rõ tiền sử tiêm, cần tiêm vắc xin theo lộ trình
Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng.
Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 6 tháng hoặc vào kỳ thai sau.
Lần 4: Tiêm sau lần 3 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau.
Lần 5: Tiêm sau lần 4 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau.
Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản
Tiêm vắc xin theo lộ trình:
Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng.
Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 1 năm.
Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản và đã tiêm 1 liều nhắc lại. Tiêm vắc xin theo lộ trình:
Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 năm.
Riêng với phụ nữ mang thai lần đầu, chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin, sẽ tiêm 2 mũi vào các thời gian sau:
Mũi tiêm 1: Tiêm khi thai kỳ trên 20 tuần trở lên.
Mũi tiêm 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 30 ngày, trước khi sinh ít nhất 30 ngày.
Đối với những phụ nữ đã tiêm phòng đủ 5 mũi uốn ván, mang thai lần 2 với mũi tiêm cuối trước 10 năm thì không cần phải tiêm phòng uốn ván lại. Nếu thời gian tiêm phòng sau 10 năm thì cần tiêm nhắc lại 2 mũi. Nếu thai kỳ trước, mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván cách không quá 10 năm thì nên tiêm 1 mũi vắc xin từ tuần thai 20 trở đi.
Có thể nói, dù các bà bầu đã được tiêm phòng uốn ván đầy đủ trước đó hoặc những lần sinh trước thì vẫn cần thiết tiêm mũi nhắc lại cho những lần mang thai sau để đảm bảo vắc xin có tác dụng. Đây là một điều cần thiết mà các mẹ mang thai lần 2, 3 cần lưu ý.
Tham Khảo: Sinh con gái năm 2020 tháng nào tốt
Trong thời gian tiêm uốn ván, các mẹ bầu có thể xuất hiện những biểu hiện như sưng đau, dị ứng tại chỗ, nhưng những dấu hiệu đó sẽ tự hết sau 3 đến 4 ngày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hay thai nhi. Chính vì thế, nếu thấy xuất hiện tình trạng như trên thì người mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế cũng như các nghiên cứu cho thấy, việc tiêm phòng uốn ván cho các mẹ bầu là giải pháp tối ưu nhất trong việc ngăn chặn khả năng nhiễm trùng uốn ván. Vậy nên, các thông tin liên quan đến tiêm phòng các căn bệnh, bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy là những thông tin cần thiết mà các mẹ bầu cần nắm rõ. Đồng thời, các mẹ bầu cũng nên đi khám thường xuyên, tuân theo những yêu cầu và chỉ định tự bác sĩ, lựa chọn những cơ sở tiêm chủng uy tín, an toàn để đảm bảo chất lượng và sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Bài viết gốc