Sữa mẹ là nguồn dinh cần thiết nhất cho trẻ và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Liệu rằng, người mẹ bị sốt thì nguồn sữa đó có ảnh hưởng đến em bé? Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú nhanh chóng? Đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng trong bài viết này.
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Mẹ sốt như thế nào thì có thể cho con bú?
Mẹ bị sốt có nên cho con bú không? Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng, người mẹ khi bị ốm sốt thì không nên cho con bú vì có thể truyền sốt và bệnh cho con. Tuy vậy, theo y học, điều này chưa hẳn đã đúng hoàn toàn.

Trong một số trường hợp, người mẹ bị sốt vẫn có thể cho con bú. Lý giải cho điều này là bởi khi đó, các chất gây sốt có rất nhiều ở trong máu mẹ và có thể vào sữa mẹ nhưng chúng lại không thể gây ga hiện tượng sốt khi đi vào cơ thể của con.
Đối với các trường hợp sốt thông thường hoặc sốt nhẹ, việc mẹ cho con bú có thể sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn cho em bé, các mẹ cũng nên cẩn thận hơn và tham khảo ý kiến của các bác sĩ, hoặc đến bệnh viện để được tư vấn.
Khi nào bị sốt nào mẹ không thể tiếp tục cho con bú?
Khi bị sốt nhẹ, sốt thông thường mà không có triệu chứng gì đặc biệt, các mẹ vẫn cho thể cho em bé bú. Tuy nhiên, nếu gặp phải các trường sau, mẹ tuyệt đối phải tạm dừng việc cho con bú:
Sốt do ngộ độc thực phẩm: Khi người mẹ ăn phải những thực phẩm không an toàn, những hóa chất độc hại lại ngấm vào sữa mẹ và truyền sang cho con, có thể gây ngộ độc cho con. Vì vậy, nếu trong trường hợp mẹ bị sôt vì do ngộ độc thực phẩm, hoặc nhiễm các hóa chất độc hại thì tuyệt đối mẹ không được cho bé bú.

Bị sốt do virus hoặc nhiễm khuẩn nặng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây sốt mà các mẹ cần quan tâm. Trong trường hợp này mẹ không nên cho con bú bởi mầm bệnh đã đi vào máu, di chuyển vào tuyến vú, đi vào sữa mẹ và gây ra những triệu chứng khó chịu cho trẻ sau khi bú. Không chỉ vậy, khi mẹ dính các virus gây bệnh về đường hô hấp như các loại cúm cũng không nên hôn và tiếp xúc gần với em bé.
Bị sốt do tiêu chảy: Giống như ngộ độc thực phẩm, nếu như người mẹ bị sốt và có kèm theo nôn, tiêu chảy nặng thì tuyệt đối không nên cho em bé bú, tránh những chất độc hại đi vào cơ thể bé.
Mẹ bị sốt do viêm tuyến vú: Khi bị viêm tuyến vú, các chất hoại tử của tuyến vú bị viêm có thể sẽ làm rối loạn vi khuẩn đường ruột và khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm độc. Vì vậy, dù có bị nhiễm khuẩn hay không thì mẹ cũng không nên cho con bú.
Trường hợp bị sốt cao từ 39,5 độ C: Nếu bị sốt cao từ 39,5 độ C, các mẹ cũng cần phải tạm dùng việc cho em bé bú. Vì đó là lúc cơ thể mẹ cần được nghỉ ngơi và phục hồi lại sức, nếu cho con bú sẽ cảm thấy mệt mỏi, lâu hạ sốt hơn.
Tham Khảo: Cách loại sữa cho bà mẹ sau khi sinh tốt nhất?
Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú nhanh chóng
Khi cho con bú, chị em không nên dùng nhiều loại thuốc để tránh bị mất sữa. Chính vì vậy, hãy tham khảo những biện pháp dân gian hiệu quả sau để nhanh chóng được hạ sốt.
Ăn cháo hành lá, tía tô còn nóng
Hành và tía tô luôn mang đến công dụng tuyệt vời trong việc giải cảm và hạ sốt. Nếu mẹ bị sốt, hãy ăn cháo hành, tía tô được xắt sợi nhuyễn, có thể thêm sợi gừng để tăng thêm hiệu quả. Ngoài ra, để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, chị em nên cho thêm thịt bằm hoặc trứng gà. Đây là một bài thuốc hữu hiệu được nhiều người sử dụng từ lâu nay.
Lưu ý, các mẹ nên ăn cháo 1 lần/ ngày, ăn 3 ngày liên tiếp để mai chóng khỏi hẳn bệnh. Nếu không ăn được tía tô, chị em hãy cho thật nhiều hành lá vào nhé.
Uống nước mật ong pha chanh
Đây là loại nước có tác dụng giảm sốt khá hiệu quả và được nhiều chị em lựa chọn. Các mẹ chỉ cần làm theo công thức: 1 ly nước ấm + 3 thìa cafe mật ong + 1 thìa cafe chanh. Hãy uống 3 cốc 1 ngày và uống liên tục 1 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.

Súc miệng bằng nước muối
Việc súc miệng nước muối sẽ giúp diệt vi khuẩn hiệu quả. Nhất là đối với các mẹ bị đau rát họng, viêm họng. Các chị em thực hiện súc miệng hàng ngày cho đến khi hết cảm, hết sốt thì có thể dừng lại.
Đối với cách này, chị em có thể thực hiện súc miệng bằng nước muối từ 3 – 4 lần/ ngày.
Bổ sung nhiều nước cho cơ thể
Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi ra nhiều hơn dẫn đến tình trạng cơ thể sẽ dễ bị mất nước. Vì vậy, các mẹ cần bổ sung nhiều nước. Ngoài nước lọc, các mẹ cũng nên bổ sung thêm nước hoa quả, sinh tố… Điều này sẽ có tác dụng giúp các mẹ mau phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp tiết ra nhiều sữa hơn cho em bé bú.
Nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát
Ngoài các cách kể trên, để giảm sốt nhanh chóng, mẹ cần được nghỉ ngơi đầy đủ. Hãy để nhiệt độ phòng thoáng mát, tránh vận động nhiều, vận động mạnh.
Các mẹ không nên sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu mẹ bị sốt kéo dài từ 2 – 3 ngày thì cần đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị hiệu quả. Tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé cưng nhé.
Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú hiệu quả nhanh nhất? Mẹ bị sốt có cho con bú được không? Câu trả lời là tùy vào từng trường hợp mà các bà mẹ sẽ quyết định có hay không cho con bú. Hãy ghi nhớ những thông tin trên để biết cách xử lý nếu chẳng may bị sốt khi đang nuôi con nhỏ.