Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nếu chậm sẽ nguy hiểm

Có thể các mẹ đã biết cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi khá đơn giản và hiệu quả, nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách hạ sốt cho bé tốt nhất và thực hiện được đúng cách. Trong nhiều trường hợp, sốt ở trẻ 1 tháng tuổi nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sốt

Tìm hiểu kĩ về các nguyên nhân gây sốt có thể giúp cha mẹ có cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi an toàn và hiệu quả.

– Tiêm chủng: Trong giai đoạn 1 tháng tuổi, trẻ cần được tiêm phòng viêm gan B và bệnh lao. Sau tiêm, một số trẻ sẽ bị sốt. Đây là phản ứng bình thường và có thể tự xử lý được tại nhà.

– Nắng nóng: Trời nóng làm trẻ sơ sinh dễ ra mồ hôi, đặc biệt với những trẻ bị ủ kín quá mức thì tình trạng còn trầm trọng hơn. Mồ hôi nếu không được lau ngay sẽ ngấm ngược lại cơ thể gây sốt.

Hơn nữa mùa hè cũng là thời điểm các vi khuẩn, virut gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Nếu không được chăm sóc chu đáo trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi rất dễ bị ốm, trong đó có sốt.

– Ủ ấm quá mức: Đây là sai lầm thường gặp nhất khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sốt.

Chúng ta thường quan niệm rằng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần được ủ ấm với nhiệt độ của nước ối (khoảng 37 độ C) nên phải mặc nhiều quần áo ấm. Tuy nhiên ở độ tuổi này, trẻ chưa thể tự điều hòa thân nhiệt tốt như người lớn, khi ủ ấm như vậy, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao làm trẻ toát mồ hôi; sau đó mồ hôi lại ngấm ngược vào cơ thể bé và gây ra sốt.

– Bệnh lý: Một số bệnh thường gặp gây sốt ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là cảm, tiêu chảy, nhiễm khuẩn tai, viêm thanh quản cấp, viêm tiểu phế quản, viêm màng não.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Trong cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, nguyên tắc đầu tiên là cha mẹ tuyệt đối không được cho trẻ uống thuốc. Cơ thể trẻ còn quá nhỏ để tiếp nhận các loại thuốc điều trị, đặc biệt là kháng sinh. Nếu có dùng thuốc thì bắt buộc phải do bác sĩ chỉ định.

Các bước cha mẹ cần làm khi trẻ 1 tháng tuổi bị sốt là:

– Tích cực cho trẻ bú mẹ: Với trẻ sơ sinh, dinh dưỡng tốt nhất chính là sữa mẹ. Tăng cường cho trẻ bú khi bị sốt giúp cung cấp dinh dưỡng, bù đắp lượng nước mất đi, giảm sự mệt mỏi và tăng sức đề kháng.

Xem thêm: Bé biếng ăn uống thuốc gì?

– Tạo không gian phòng ngủ thoáng đãng nhưng đảm bảo không có gió lùa.

– Nới lỏng quần áo: nếu trời nóng có thể cho trẻ mặc quần áo cộc chứ không nhất thiết phải mặc quần áo dài, khi trời lạnh thì lưu ý mặc đủ ấm, nếu đã có điều hòa thì chỉ cần mặc bộ dài tay mỏng.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sốt do ủ ấm quá mức, chỉ cần nới lỏng quần áo là trẻ sẽ tự hạ sốt.

– Hạ thân nhiệt bằng nước ấm: là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi rất đơn giản và hiệu quả. Cha mẹ dùng 5 chiếc khăn thấm nước ấm, nhiệt độ nước thấp hơn 2 độ C so với thân nhiệt của trẻ. Trong đó 2 chiếc đắp 2 bên cổ, 2 chiếc đắp 2 bên bẹn, còn lại 1 chiếc để lau khắp người trẻ. Thay khăn liên tục 2 – 3 phút/lần trong 30 phút hoặc có thể dừng sớm hơn nếu thấy trẻ hạ sốt.

Sau khi dừng lau nước ấm, cần lau lại người cho trẻ bằng khăn khô rồi mặc quần áo thoáng, vừa đủ ấm.

– Theo dõi thân nhiệt: bằng cách sử dụng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ sau khi đắp khăn ấm và tiếp tục theo dõi khoảng 30 phút 1 lần. Nhiệt độ đo ở trực tràng sẽ cho kết quả chính xác hơn là ở nách hoặc bẹn.

Hậu quả nghiêm trọng nếu sốt ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi không được xử lý kịp thời

Bản thân sốt là một phản ứng có lợi, nhưng với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, sốt cao kéo dài có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Biến chứng thường gặp do sốt cao ở trẻ sơ sinh là co giật, tăng tiết đờm nhớt dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não cực kì nguy hiểm. Trường hợp trẻ sốt cao do nguyên nhân bệnh lí, để quá lâu có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc này, sau khi áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mà không thấy có tác dụng, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, khi thấy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt trên 38 độ C, cha mẹ cũng không nên tự xử lí mà cần thu xếp đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đánh Giá
Rate this post