Chữa bệnh sỏi thận bằng quả dứa dại: An toàn nhưng cần cẩn trọng

Quả dứa dại chữa bệnh sỏi thận là phương pháp dân gian vẫn đang được nhiều người bệnh tin dùng. Theo y học cổ truyền, lá của cây dứa dại có vị cay, đắng, thơm. Trong khi đó, quả lại có vị ngọt nhạt, tính mát, có khả năng giải độc, lợi tiểu. Vì thế, chữa bệnh sỏi thận bằng quả dứa dại sẽ mang đến một số hiệu quả nhất định.

Nội Dung Bài Viết

Tìm hiểu về quả dứa dại

Ở một số địa phương, người dân còn gọi cây dứa dại là dứa gai, dứa gỗ hoặc dứa núi. Cây có nhiều rễ phụ, cao chừng 2-4m, phân nhánh ở ngọn. Phần lá có gai nhọn ở gân và hai bên mép. Hoa của nó rất thơm. Quả dứa dại là một khối có dạng hình quả trứng dài khoảng 16-22cm.

Toàn thân cây dứa dại đều có tác dụng chữa bệnh. Người ta hay dùng đọt non, gốc trắng, mềm hoặc cuống để ăn cùng rau sống. Phần rễ và lá mang về cắt mỏng, phơi khô rồi nấu nước uống dần. Phần quả có thể dùng tươi hoặc khô tùy thích.

Quả dứa dại chữa bệnh sỏi thận

Theo Đông y, thực chất mọi bộ phận trên cây dứa dại đều có khả năng chữa trị sỏi thận chứ không riêng gì phần quả.

  • Đọt dứa có tính hàn, vị thanh ngọt. Bộ phận này có tác dụng tán nhiệt, tán sỏi, thải độc.
  • Hoa dứa tính hàn, có tác dụng khá tốt cho các bệnh liên quan đến tiểu tiện, viêm đường tiết niệu…
  • Rễ dứa thường được phơi khô để sắc thuốc uống trị các bệnh liên quan đến thận, trong đó có sỏi thận.
  • Quả dứa dại chữa bệnh sỏi thận thường được phơi khô trước khi sử dụng. Tác dụng nổi bật nhất là thông khí, bổ huyết, giải độ, tán sỏi.
Chữa bệnh sỏi thận bằng quả dứa dại hiệu quả?

Cách làm bài thuốc từ quả dứa dại chữa bệnh sỏi thận

Theo y học cổ truyền, sỏi thận hình thành là do các khoáng chất từ nước tiểu tích tụ lâu ngày hoặc do người bệnh thường xuyên nhịn tiểu. Điều này khiến các chất cặn bã lâu ngày dồn lại thành viên sỏi. Vì thế, nếu muốn loại bỏ sỏi ra khỏi thận, người bệnh phải dùng các loại thuốc hoặc thực phẩm lợi tiểu. Trong khi đó, quả dứa dại khá nổi tiếng với tác dụng lợi tiểu.

Để làm bài thuốc trị sỏi thận từ quả dứa dại, bạn hãy chọn những quả lành lặn, không bị sâu mọt, rửa sạch, thái mỏng rồi đem phơi khô. Sau đó, bạn mang những lát dứa khô đem sắc hoặc hãm với trà uống trong ngày. Uống nước trà từ quả dứa dại đều đặn sẽ giúp giảm tình trạng sỏi thận, tiểu rắt hoặc đau buốt khi đi tiểu (tiểu buốt).

Tham Khảo: cách trị tê chân tay hiệu quả

Một số bài thuốc chữa bệnh khác từ cây dứa dại

Ngoài tác dụng trị sỏi thận, cây dứa dại còn có thể điều trị hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh khác, bao gồm:

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bạn dùng quả dứa dại thái lát mỏng, phơi khô rồi hãm với nước trà uống đều đặn mỗi ngày.

Chữa viêm đường tiết niệu

Với tác dụng này, bạn hãy dùng phần rễ của cây dứa dại, trạch tả, cam thảo nam, kim ngân hoa nấu với 4 bát nước. Đun sôi cho đến khi nước sắc lại còn khoảng 1 bát rưỡi. Bạn chia số nước sắc được làm 2 phần, uống trước bữa ăn trong 7-10 ngày.

Chữa cảm lạnh

Bạn dùng lá dứa dại, tỏi, hành và gừng để sắc với 2 bát nước. Đến khi nước cô lại còn khoảng 1/2 bát thì bạn uống hết 1 lần khi nước còn ấm. Uống xong, bạn đắp chăn kín người cho ra mồ hôi rồi lau sạch.

Chữa bệnh sỏi thận bằng quả dứa dại hiệu quả?

Lưu ý khi dùng quả dứa dại chữa bệnh sỏi thận

Các bài thuốc trị sỏi thận được bào chế từ quả dứa dại chỉ áp dụng cho những người bệnh nhẹ. Tức là khi kích thước viên sỏi còn nhỏ hoặc mới bắt đầu phát bệnh. Trong thời gian sử dụng, người bệnh cần kiên trì và theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu thay đổi của cơ thể. Người mắc bệnh sỏi thận nặng cần đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa đề nghị phương pháp điều trị phù hợp.

Dù quả dứa dại chữa bệnh sỏi thận mang đến hiệu quả cho nhiều người nhưng bạn không nên tùy tiện sử dụng. Việc áp dụng phương pháp chữa bệnh này cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc Đông y. Quả dứa dại có lớp phấn trắng mang độc tính cao. Nếu không được bào chế đúng cách, người dùng rất dễ bị ngộ độc, thậm chí là suy thận. Lớp phấn độc này cũng có thể bám trên các bộ phận khác của cây dứa dại. Vì thế, trước khi sử dụng, bạn phải lưu ý rửa nguyên liệu thật sạch.

Các bài viết của Cuộc sống 24h chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *