Nước ngọt thông thường hoặc có ga là thức uống được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, phụ nữ khi mang thai có nên uống nước ngọt không? Những nguy cơ nào tiềm ẩn khi sử dụng sản phẩm này. Thắc mắc của chị em về “Có nên uống nước ngọt khi mang thai không?” sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
TÓM TẮT BÀI VIẾT
- 1 Phụ nữ mang thai có nên uống nước ngọt không?
- 2 Lưu Ý: 6 vấn đề bà bầu cần ghi nhớ khi uống nước ngọt
- 2.1 1. Nước ngọt cản trở mẹ bầu hấp thụ dưỡng chất
- 2.2 2. Nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non
- 2.3 3. Nguy cơ dị tật thai nhi khi sử dụng nhiều nước ngọt
- 2.4 4. Nước ngọt có ga tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ
- 2.5 5. Nước ngọt khiến tâm trạng của mẹ bầu hay lo lắng, bồn chồn
- 2.6 6. Nước ngọt có ga tăng tình trạng ợ nóng ở thai phụ
Phụ nữ mang thai có nên uống nước ngọt không?
Phụ nữ mang thai không được uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… những quy định cứng này đa phần mọi người đều biết. Còn với nước ngọt thì sao? Không ít bà bầu vẫn chưa biết mang thai có nên uống nước ngọt không? Hoặc một số người mặc định là vẫn có thể sử dụng được.
Không thể phủ nhận, nước ngọt mà đặc biệt là những loại có ga rất hợp với các món nướng, kích thích vị giác của chúng ta. Do vậy, đây là một lựa chọn của nhiều bà bầu để thay thế rượu bia.
Theo các chuyên gia, nước ngọt không phải là thực phẩm “cấm kỵ” khi mang bầu. Song chị em cần hết sức hạn chế khi sử dụng vì những nguyên nhân dưới đây.
Lưu Ý: 6 vấn đề bà bầu cần ghi nhớ khi uống nước ngọt
Hãy ghi nhớ những điều dưới đây trước khi cầm một ly nước ngọt mẹ bầu nhé:
1. Nước ngọt cản trở mẹ bầu hấp thụ dưỡng chất
Nói đúng hơn là nước ngọt cung cấp “năng lượng rỗng” cho chúng ta. Có nghĩa là nó chỉ tạo ra năng lượng chứ không có dưỡng chất nào khác như vitamin, chất xơ hay khoáng chất.
Ví dụ thế này để chị em dễ hình dung: một lon nước ngọt 330ml có thể cung cấp 150kCal tức là gần bằng năng lượng của một bát cơm nhưng nó lại không có dưỡng chất như khi chúng ta ăn bát cơm đó.
Uống nước ngọt khi mang thai sẽ cản trở hấp thụ dinh dưỡng cho mẹ bầu
Mặt khác, khi mẹ bầu uống nhiều nước ngọt rồi thì đâu còn chỗ cho những thực phẩm có lợi khác. Trong khi điều chị em cần là có đủ dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, chất caffeine trong nước ngọt có ga còn khiến cơ thể giảm hấp thụ sắt, kẽm khiến cho tình trạng thiếu máu của thai phụ trầm trọng hơn. Ngoài ra còn phá vỡ vitamin nhất là vitamin B1 khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, táo bón…
Do đó, không có gì sai khi nói nước ngọt làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng của mẹ bầu và hơn thế nữa.
2. Nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non
Học viên Sản Khoa Và Phụ Khoa Hoa Kỳ đã khuyên phụ nữ cần hạn chế lượng caffeine nạp vào không quá 200 mg/ngày. Việc phụ nữ có thai uống nước ngọt có ga quá nhiều hoặc vượt ngưỡng này sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai lên đến 2 lần đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

3. Nguy cơ dị tật thai nhi khi sử dụng nhiều nước ngọt
Kết quả một cuộc nghiên cứu được tiến hành trên loài chuột cho thấy: nếu cơ thể hấp thụ một lượng lớn chất tạo vị ngọt trong nước ngọt có ga sẽ tăng nguy cơ dị tật thai nhi lên nhiều lần.
Mặc dù chưa có một thí nghiệm nào trên loài người nhưng để đảm bảo an toàn bà bầu cũng nên hạn chế tiêu thụ nước ngọt đặc biệt là những loại có ga để giảm thiểu những nguy cơ này.
4. Nước ngọt có ga tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ
Với hàm lượng đường cao, nước ngọt là nguyên nhân khiến mức cân nặng của thai phụ tăng lên nhanh chóng. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới các biến chứng như tiểu đường thai kỳ, huyết áp hoặc phải sinh mổ…
Nghiên cứu của Đại học Y khoa tại Texas, Mỹ cho biết, nếu bà bầu uống nhiều nước ngọt sẽ làm cho lượng đường trong máu cao từ đó tăng nguy cơ khiến cho đứa trẻ khi ra đời mắc một loạt các vấn đề về sức khỏe như: béo phì, tim mạch, huyết áp hoặc tiểu đường.
>> Xem thêm: Dấu hiệu thụ thai thành công?
5. Nước ngọt khiến tâm trạng của mẹ bầu hay lo lắng, bồn chồn
Những sản phẩm chứa nhiều caffeine dễ làm tim chúng ta đập nhanh hơn kéo theo cảm giác lo lắng, bồn chồn. Hơn thế nữa, chất này còn khiến cho mẹ bầu trở nên khó ngủ hơn nếu trót uống nhiều vào buổi tối.

6. Nước ngọt có ga tăng tình trạng ợ nóng ở thai phụ
Với sự hiện diện của axit cacbonic và caffeine trong nước ngọt có ga sẽ khiến cho bà bầu tăng tình trạng nóng rát ở vùng ngực hoặc dưới cổ họng, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Tóm lại: Các loại nước có ga đa phần chứa caffeine, trong khi các loại nước ngọt khác cũng chứa không ít chất tạo ngọt, phẩm màu, tạo mùi, chất bảo quản. Đây là những chất rất có hại cho cả mẹ và em bé.
Chức năng gan, thận của người lớn sẽ phải mất nhiều giờ mới loại bỏ được những chất này ra khỏi cơ thể. Nhưng thai nhi sẽ phải “vật lộn” thế nào với những chất này nếu người mẹ truyền qua dây rốn? Nói vậy là chị em đủ hiểu rồi phải không?
Thay vì uống nước ngọt, chị em có nên tham khảo những loại nước dễ uống và tốt cho sức khỏe TẠI ĐÂY.
Hy vọng phần giải đáp cho câu hỏi mang thai có nên uống nước ngọt không ở trên đã giúp ích cho chị em. Xin nhắc lại, hãy tránh xa những thực phẩm không có lợi để hạn chế những nguy cơ xấu cho thai nhi.